Đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa Lai châu trên nền tảng các giá trị di sản, văn hóa của người dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu là cánh cửa thoát nghèo bền vững cho đồng bào địa phương nơi đây.
1. Bản sắc văn hóa Lai Châu rất phong phú
Toàn tỉnh đã thực hiện được 120 công trình sưu tầm, giới thiệu và nghiên cứu di sản văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc Thái, Mông, Dao, Hà Nhì, Giáy và Lự… Trong đó có 63 tác phẩm, công trình đạt chất lượng cao được tài trợ 100% kinh phí để in ấn, phát hành phổ biến trong cả nước. Một số Lễ hội được phục dựng đã giúp giữ các nét đẹp của các dân tộc như Gàu tào (dân tộc Mông) tại xã Dào San huyện Phong Thổ; Lễ hội Nàng Han, Kin Pang Then, Kin Lẩu Khẩu Mẩu (dân tộc Thái) tại xã Khổng Lào, Mường So huyện Phong Thổ …
Đã xếp hạng 14 di tích cấp tỉnh và 04 di tích cấp quốc gia. Sưu tầm, nghiên cứu văn hóa phi vật thể của các dân tộc: Tập quán quản lý và khai thác rừng, đất rừng, nguồn nước, Trường ca Xa nhà ca, Sử thi Phùy ca na ca, tục cúng rừng của người dân tộc Hà Nhì của huyện Mường Tè. Dân ca, ca dao, các điệu múa xòe, múa cổ của người Thái Trắng huyện Phong Thổ. Dân ca giao duyên của dân tộc Si La huyện Mường Tè. Tổ chức các lớp truyền dạy dân ca giao duyên của các dân tộc Hà Nhì, Mông, Lự, Thái; hát đồng dao và trò chơi dân gian dân tộc Lự, Thái, Giáy. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã triển khai đề án “Bảo tồn và phát triển bền vững dân tộc La Hủ”.
Các trò chơi, trò biểu diễn dân gian trong các Lễ hội, các làn điệu dân ca được khôi phục, tái tạo, cải biên, đặt lời mới đã đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân. Các chương trình nghệ thuật được xây dựng kể cả chuyên nghiệp và quần chúng đều được phát triển trên nền văn hóa dân gian truyền thống của các dân tộc trong tỉnh. Nhiều tiết mục ca, múa nhạc của Lai Châu tham gia Hội thi, Hội diễn khu vực và toàn quốc đạt kết quả cao: dân ca Hà Nhì đạt giải C liên hoan dân ca toàn quốc năm 2007, đạt giải B năm 2009; dân ca dân tộc Lào đạt giải A năm 2005 và tác phẩm múa “mẹ” của dân tộc Thái đạt giải A Liên hoan nghệ thuật Chuyên nghiệp toàn quốc năm 2009…
Cao nguyên Sìn Hồ nơi được ví như Sa Pa thứ hai ở Việt Nam
2. Vẫn còn nhiều hạn chế trong giữ gìn bản sắc văn hóa, tôn tạo di tích lịch sử
Việc tu bổ, tôn tạo các di tích còn chậm, một số ngành nghề thủ công truyền thống, làn điệu dân ca, trang phục, phong tục tập quán của một số dân tộc đang bị mai một theo thời gian. Chưa có sự phối hợp đồng bộ để gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động văn hóa và du lịch nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của tỉnh.
Nhận thức của các tầng lớp nhân dân về bảo tồn và phát huy bản sắc các dân tộc còn hạn chế, nhất là lớp trẻ.
3. Giáo dục cho thế hệ trẻ là giải pháp căn cơ lâu dài
Các nhà kinh tế và nghiên cứu đều nhận định, phát triển du lịch dựa trên bản sắc văn hóa đặc trưng của địa phương là hướng đi đúng đắn lâu dài, vừa giúp người dân trong vùng nâng cao thu nhập, thoát nghèo, vừa có kinh phí để tu bổ, tôn tạo di tích,… bảo tồn các giá trị văn hóa.
Theo phương hướng đó, những năm qua trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế Đối ngoại phối hợp với các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên các huyện Tân Uyên, Sìn Hồ, Phong Thổ mở các lớp dạy nghề nghiệp vụ lễ tân và hướng dẫn du lịch với mong muốn các học viên sau khi ra trường ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế công việc, tạo cảm tình và ấn tượng tốt đối với các du khách. Từ đó, góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống, từng bước giảm nghèo bền vững.
TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TUYỂN SINH LỚP DIGITAL MARKETING NGẮN HẠN
Chi tiết xem ngay TẠI ĐÂY