Thời gian qua các cơ quan truyền thông của tỉnh Lai Châu đã nỗ lực vào cuộc, góp phần đưa hình ảnh về mảnh đất, con người, văn hoá, tiềm năng và thế mạnh ngành Du lịch Lai Châu đến nhiều hơn với du khách trong bối cảnh cả nước đang phục hồi, phát triển du lịch mạnh mẽ sau đại dịch.
1. Lai Châu sẵn có nhiều lợi thế du lịch
Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới với 20 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đây là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Đến thời điểm này, tỉnh Lai Châu có 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Nghệ thuật múa Xòe, Trò chơi kéo co của dân tộc Thái, Lễ Tủ cải của dân tộc Dao, Lễ hội Gầu Tào của người Mông và Nghề dệt thổ cẩm dân tộc Lự.
Bên cạnh đó, di sản hát Then của dân tộc Thái đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Phát huy thế mạnh từ sự phong phú, đa dạng, nét riêng có trong văn hóa truyền thống các dân tộc, 16 khu, điểm là làng văn hóa du lịch (đã được UBND tỉnh công nhận) thường xuyên duy trì hoạt động văn nghệ, sinh hoạt văn hóa dân gian và từng bước tạo nên các sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút khách tham quan, tìm hiểu.
Với lợi thế khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên đẹp, văn hóa đa dạng, tỉnh biên giới Lai Châu còn có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm. Điển hình như đèo Ô Quy Hồ – vắt ngang dãy núi Hoàng Liên Sơn (cung đèo dài nhất Việt Nam); khu du lịch Cầu kính rồng mây – cầu kính cao nhất Đông Nam Á… Hầu hết đều có độ cao trên dưới 3.000m so với mực nước biển. Đây cũng là địa điểm lý thú mà các phượt thủ hay du khách ưa mạo hiểm mong muốn chinh phục, khám phá và trải nghiệm.
Ngoài ra, Lai Châu còn có hệ thống hang động với vẻ đẹp nguyên sơ như: động Tiên Sơn ở Tam Đường, động Pusamcap ở thành phố Lai Châu và 27 di tích lịch sử văn hóa và danh lam, thắng cảnh được đã xếp hạng…
2. Nỗ lực phục hồi sau đại dịch
Tuy nhiên, từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, các hoạt động du lịch bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều điểm du lịch bị ngừng trệ, thậm chí đóng băng. Để phục hồi và từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, cùng với thực hiện các chủ trương ưu tiên phát triển các dự án đầu tư du lịch có thế mạnh đặc thù của tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí của tỉnh Lai Châu đã nỗ lực đẩy mạnh công tác truyền thông để thúc đẩy phát triển du lịch phù hợp với từng giai đoạn diễn biến của dịch Covid-19.
Các đơn vị chú trọng tuyên truyền quảng bá hình ảnh, các điểm mới, ấn tượng tại các điểm du lịch trong tỉnh. Xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền riêng dành cho du lịch để độc giả nắm bắt được toàn cảnh các khu, điểm du lịch của tỉnh Lai Châu.
Thường xuyên cập nhật thông tin, chính sách và các giải pháp phục hồi du lịch của các địa phương trong nước, để tạo động lực và kinh nghiệm cho các doanh nghiệp du lịch Lai Châu trong việc phục hồi thị trường nội tỉnh, nội địa và quốc tế.
Thông tin kịp thời những nội dung liên quan đến kiểm soát dịch bệnh Covid-19 nhằm định hướng và thu hút du khách. Đẩy mạnh truyền thông điểm đến du lịch an toàn; chuyển đổi số và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch…
Song song với tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch Lai Châu, các cơ quan báo chí còn trở thành cầu nối để doanh nghiệp bày tỏ những khó khăn đang gặp phải và đề xuất những kiến nghị đến với cơ quan quản lý nhà nước, nhằm tháo gỡ khó khăn, tìm hướng hỗ trợ cho doanh nghiệp khôi phục kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.
3. Lấy giáo dục làm căn bản để phát triển du lịch
Theo xu thế phân luồng giáo dục, lấy hướng nghiệp, dạy nghề cho các em học sinh tại địa phương làm căn bản, với lợi thế các em đã hiểu rõ về văn hóa, tập quán địa phương, và sẵn sàng cống hiến xây dựng quê hương thoát nghèo. Điển hình là các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên Phong Thổ, Sìn Hồ, Tân Uyên kết hợp với trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế Đối ngoại dạy nghề Hướng dẫn du lịch cho các em học sinh nới đây.
Trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế Đối ngoại khai giảng lớp Nghiệp vụ lễ tân tại Phong Thổ, Lại Châu
Trong thời gian 20 tháng vừa học văn hóa vừa học nghề, những học sinh của trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế Đối ngoại sẽ được tiếp thu kỹ năng nghề phục vụ buồng, lễ tân, hướng dẫn cụ thể về phong cách phục vụ, thái độ phục vụ, biểu hiện cảm xúc khi tiếp đón khách..v..v… Đây được xem là những kiến thức cần thiết và cơ bản để các học viên sau khi ra trường ứng dụng vào thực tế công việc, tạo cảm tình và ấn tượng tốt đối với các du khách. Từ đó, góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống, từng bước giảm nghèo bền vững.
TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TUYỂN SINH LỚP DIGITAL MARKETING NGẮN HẠN
Chi tiết xem ngay TẠI ĐÂY