“Học luật ra làm gì?”, “cơ hội việc làm của ngành luật?”, “nên học luật gì?”, “học luật thi khối nào?” và “học luật ở đâu?”,… là những câu hỏi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây.
Nói đến học luật đại đa số chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một người mặc áo choàng dài hiên ngang ngồi trên một bục cao xét xử người phạm tội (thẩm phán), hoặc một luật sư đứng trước tòa để bào chữa cho thân chủ…
Nhưng không phải cứ học luật ra trường sẽ trở thành luật sư, khi tốt nghiệp đại học, cầm trong tay tấm bằng, khi ấy bạn sẽ được gọi là Cử nhân Luật trên thực tế, để trở thành luật sư còn phải qua một quá trình học tập, rèn luyện nữa. Hiện nay chỉ có khoảng 30% sinh viên ngành luật ra trường tiếp tục học lên luật sư và công tác trong tòa án còn lại đa phần đều công tác trong các cơ quan như: Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, phòng công chứng nhà nước, bộ tư pháp …
Học luật ra trường làm gì?
Tùy theo điều kiện cuộc sống, sở thích, trình độ, kỹ năng cử nhân luật ra trường có thể làm việc tại một số đơn vị sau:
- Tòa án Nhân dân;
- Viện Kiểm sát;
- Ủy ban Nhân dân;
- Văn phòng Luật sư; văn phòng Công chứng;
- Công an;
- Giảng viên các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp;
- Cán bộ pháp chế của một số cơ quan, doanh nghiệp;
- Cơ quan thanh tra các Bộ, ngành,..
Ngoài ra, nếu học luật kinh tế, bạn cũng có thể làm việc ở doanh nghiệp với tư cách là chuyên viên pháp lý phụ trách những công việc liên quan đến đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng, đề xuất giải pháp xử lý tình huống pháp lý trong kinh doanh, có thể phụ trách các công việc liên quan đến pháp luật và kinh tế trong các cơ quan Nhà nước (các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp), trong các tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị – xã hội, có thể làm việc tại các trung tâm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật kinh tế.
Cụ thể như sau:
1. Kiểm sát viên
Đây là những nghề truyền thống và được nhiều người biết đến vì những nghề này đã ra đời từ rất lâu. Nếu bạn học luật và có ước mơ sẽ trở thành luật sư, kiểm sát viên hay thẩm phán thì bạn nên biết đôi điều về những nghề nghiệp này. Những công việc, chức danh này thường sẽ do Nhà nước quy định về tiêu chuẩn và quy trình cấp chứng chỉ hành nghề hay bổ nhiệm. Vì đây là những công việc khó, đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng cao nên thời gian đào tạo thường lâu hơn so với các nghề khác. Ví như để trở thành một luật sư, bạn phải có bằng cử nhân Luật, có chứng chỉ lớp đào tạo luật sư và tập sự một năm tại các tổ chức hành nghề luật sư mới đủ điều kiện dự thi để được cấp chứng chỉ hành nghề. Thời gian để học lấy chứng chỉ luật sư thường kéo dài 6 hay 7 năm, thậm chí còn lâu hơn nếu bạn không qua kỳ thi để lấy chứng chỉ hành nghề.
Mô tả công việc:
- Có nhiệm vụ điều tra, truy tố, buộc tội những kẻ vi phạm pháp luật trong các vụ án hình sự và phiên tòa xét xử
- Kiểm sát thụ lý, giải quyết hoặc trả lại đơn yêu cầu cho các vụ việc dân sự
- Triệu tập hỏi cung bị can, người bị hại và người làm chứng, những người liên quan đến vụ án.
- Tham gia phiên tòa và có quyền đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.
- Có quyền được phát biểu quan điểm, tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên tòa.
- Yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng, kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng
- Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát về những hành vi và quyết định của mình.
- Đưa ra yêu cầu điều tra đối với những hành vi vi phạm pháp luật.
Mức lương tham khảo của kiểm sát viên
- Mức lương của Kiểm sát viên hay công tố viên dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng
2. Luật sư
Luật sư là công việc được khá nhiều người nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến ngành luật. Bởi đây là công việc tiêu biểu và thể hiện rõ đặc thù của ngành nhất. Luật sư chính là người tư vấn pháp lý, đại diện pháp luật cho các cá nhân hoặc tổ chức trong giải quyết tranh chấp, tố tụng…
Mô tả công việc:
- Chuẩn bị, nghiên cứu và soạn thảo các văn bản hồ sơ pháp lý theo sự phân công.
- Thu thập chứng cứ cho quá trình kiện tụng. Sau đó cung cấp hồ kiện tụng cho Tòa án, Nhà nước hoặc tổ chức trọng tài…
- Tham gia tư vấn, giải quyết tranh chấp, tranh tụng xử lý các vấn đề phát sinh
- Nghiên cứu ngành luật, cập nhật quy định pháp luật theo yêu cầu công việc.
- Tư vấn và đại diện về luật pháp cho khách hàng, trước các cơ quan chính phủ, và các vấn đề cá nhân
- Đại diện cho Công ty/ Khách hàng trong quá trình đàm phán và cho các thủ tục tranh tụng tại Tòa án, Trọng tài, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.
- Làm sáng tỏ luật, chỉ đạo và điều chỉnh cho cá nhân cũng như doanh nghiệp hành xử cho đúng luật
- Thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo từ cấp trên trực tiếp
- Đưa ra sự thật bằng cách viết hoặc thuyết minh với khách hàng hay những đơn vị được đại diện
- Đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật.
Mức lương của luật sư
- Mức lương trung bình của luật sư dao động khoảng từ: 10 – 15 triệu đồng/tháng
3. Pháp chế doanh nghiệp
Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, rủi ro về pháp lý trong kinh doanh là rất lớn nếu các doanh nghiệp không biết cách phòng ngừa. Tuy nhiên, việc có thể tiên liệu và phòng tránh rủi ro pháp lý không phải ai cũng làm được mà cần có một đội ngũ những người am hiểu pháp luật. Vì vậy, ngày nay, rất nhiều các doanh nghiệp có hẳn một phòng/ban pháp chế để tư vấn, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật, tránh những sai phạm có thể xảy ra.
4. Công chứng viên
Công chứng viên cũng là một nghề cần có chứng chỉ hành nghề, tức là bạn cũng phải học một lớp đào tạo nghề công chứng, qua thời gian tập sự, qua kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự để được cấp chứng chỉ. Công chứng viên là người xác nhận những giao dịch, hợp đồng là phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy, nghề này đòi hỏi người thực hiện công chứng có sự hiểu biết về pháp luật và có tinh thần trách nhiệm cao.
Mô tả công việc:
- Xác nhận những giao dịch, hợp đồng là phù hợp với quy định của pháp luật.
- Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng.Trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng.
- Thực hiện các hoạt động chứng nhận hợp đồng giao dịch kinh doanh một cách hợp pháp, xử lý các văn bản giấy tờ theo quy định của pháp luật. Giúp hai bên khách hàng khi giải quyết các thủ tục được nhanh chóng hoàn thiện và có lợi đôi bên.
- Công chứng viên còn làm giám định hay hỗ trợ những người làm thẩm phán theo quy định, trách nhiệm quyền hạn của họ.
- giám định hay hỗ trợ những người làm thẩm phán theo quy định, trách nhiệm quyền hạn của họ.
- Thực hiện các thủ tục tư vấn, trợ giúp cho mọi khách hàng các vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự, tư vấn các thủ tục đất đai để cho khách hàng biết thực hiện và những quyền lợi được hưởng đáng có.
Mức lương công chứng viên
- Mức lương trung bình của vị trí nhân viên công chứng sẽ dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng.
5. Thẩm phán
Thẩm phán là chức danh trong hệ thống Tòa án dựa theo tiêu chuẩn chung, Người thẩm phán được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật với nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án. Đây là vị trí mà khá nhiều bạn trẻ mong muốn được làm, bởi đây là chức danh cao quý, có trách nhiệm cao cả là bảo vệ công lý và thực thi pháp luật.
Mô tả công việc:
- Tiếp nhận thông tin đơn kiện, xử lý thông tin đó và tạo lập hồ sơ dự án
- Là người ra quyết định và có trách nhiệm đối với một loạt các tình huống gây tranh cãi, phải luôn luôn đưa ra quyết định không thiên vị.
- Kết hợp với các đơn vị pháp luật khác để thu thập chứng cứ, tìm kiếm nhân chứng có liên quan đến vụ việc trong đơn kiện.
- Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
- Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam.
- Có quyền quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định của Bộ luật.
Mức lương của thẩm phán
- Mức lương trung bình của thẩm phán dao động từ: 8 – 10 triệu đồng/tháng kèm phụ cấp theo quy định của nhà nước.
6. Công chức nhà nước trong các Cơ quan nhà nước
Nếu bạn muốn làm nhân viên Nhà nước để góp phần xây dựng đất nước thì bạn có thể lựa chọn con đường trở thành công chức. Hàng năm, các cơ quan Nhà nước thường tổ chức các cuộc thi công chức nhằm lựa chọn nhân tài cho đất nước. Đừng lo lắng nếu bạn cho rằng chỉ tiêu tuyển dụng rất ít. Vì hiện nay, rất nhiều cơ quan Nhà nước các cấp từ cấp cơ sở đến cấp trung ương đều có nhu cầu tuyển dụng hàng năm. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành công chức thì sẽ có rất nhiều vị trí cho bạn ứng tuyển đấy.
7. Giảng viên luật
Nếu bạn học luật và yêu thích nghiên cứu pháp luật, thì trở thành giảng viên luật sẽ là lựa chọn phù hợp. Việc giảng dạy ngành Luật hiện nay mới chỉ được tổ chức ở một số trường đại học. Nhưng hầu hết, các trường đại học đều cần những giảng viên luật để dạy những bài giảng về pháp luật chung hay pháp luật về chuyên ngành cho những ngành không phải là Luật. Do đó, nhu cầu về giảng viên cũng ngày một tăng. Các trường có nhu cầu sẽ tổ chức các kỳ thi tuyển giảng viên để tuyển dụng. Làm giảng viên, bạn sẽ có nhiều thời gian và cơ hội để nghiên cứu Luật chuyên sâu, đóng góp cho sự phát triển luật pháp của nước nhà.
8. Trợ giúp viên pháp lý
Trợ giúp viên pháp lý là những người được đào tạo về luật và có chức năng giúp đỡ, hỗ trợ những trường hợp cần được trợ giúp pháp luật. Công việc của trợ giúp viên pháp lý thường là tư vấn luật, hướng dẫn các đối tượng được trợ giúp thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính, hướng dẫn soạn thảo đơn từ, chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ…Những người được trợ giúp pháp lý thường là những người có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn không nơi nương tựa, thương binh, bệnh binh,… là những người không có kiến thức pháp luật nhưng vì hoàn cảnh khó khăn mà không thuê được luật sư hoặc tư vấn pháp luật.
Mô tả công việc:
- Nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện văn bản, hồ sơ pháp lý của tất các văn bản ban hành tại Công ty, doanh nghiệp. Từ đó đảm bảo tuân thủ theo quy định Công ty và pháp luật.
- thường xuyên tiếp xúc, gặp mặt với khách hàng và làm việc trực tiếp với cơ quan nhà nước.
- Cập nhật và làm nổi bật những thay đổi của các quy định mới do cơ quan có thẩm quyền ban hành kịp thời và chính xác.
- Tham gia cố vấn, tư vấn pháp lý, xây dựng quy trình, hoàn thiện thủ tục pháp lý, giải quyết những vấn đề liên quan đến pháp luật cho doanh nghiệp
- Chuẩn bị hồ sơ pháp lý, tham gia giải quyết, xử lý các vấn đề phát sinh về tranh chấp quyền lợi giữa Công ty.
- Thực hiện các công việc theo sự phân công của cấp trên.
Mức lương của chuyên viên pháp lý
- Mức lương trung bình ở vị trí chuyên viên pháp lý dao động khoảng từ: 10 – 15 triệu đồng/tháng.
9. Chấp hành viên, Thư ký tòa án, Quản tài viên, Báo cáo viên pháp luật, Thư ký luật sư,…
Đây là những công việc pháp luật trong từng ngành, nghề khác nhau. Thông thường, để làm các công việc như Chấp hành viên, Quản tài viên, Báo cáo viên pháp luật… cần có những điều kiện cụ thể. Nếu bạn dự định lựa chọn công việc nào cho sự nghiệp hãy tìm hiểu thật kỹ về công việc đó xem mình có đủ tiêu, chuẩn, điều kiện không.
Ngoài những công việc trên, vài năm trở lại đây còn một ngành mới đó là Thừa phát lại. Đây là cơ quan có chức năng tống đạt, lập vi bằng, tổ chức thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án…Hoạt động của Thừa phát lại vừa là độc lập vừa là giúp việc cho các Cơ quan tố tụng như Tòa án, Cơ quan thi hành án nhưng lại không phụ thuộc vào các cơ quan này. Để được bổ nhiệm làm Thừa phát lại, bạn cần phải có bằng cử nhân luật và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực luật pháp là 5 năm trở lên, có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về Thừa phát lại…
Học ngành luật ra trường có dễ xin việc không?
Thực tế, vấn đề xin việc làm dễ hay không còn phụ thuộc vào nhu cầu xã hội, bằng cấp được đào tạo tại đâu. Ngoài ra, nếu trong quá trình học luật bạn trang bị cho mình những yếu tố như: thường xuyên tham gia các hoạt động sinh viên, câu lạc bộ năng khiếu và học thuật, kiến thức chuyên môn, các kỹ năng và bản lĩnh nghề của chính bạn. Bạn sẽ trở nên năng động và dễ dàng hòa nhập với công việc sau này. Đó cũng chính là yếu tố để nhà tuyển dụng có thể thấy được điểm nổi bật của bạn giữa ứng viên khác. Song song với kiến thức chuyên môn, hãy cố gắng dành thời gian để học nhiều hơn những điều mới.
Nên học luật gì?
Đối với các bạn sinh viên học luật ở trình độ Đại học sẽ được đào tạo kiến thức về pháp luật như: Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật kinh tế,… Tùy thuộc vào mỗi chuyên ngành mà bạn sẽ được trang bị kiến thức khác nhau. Có rất nhiều ngành mà sinh viên có thể chọn lựa khi theo học luật tại các trường đào tạo chuyên sâu về Luật.
- Học Luật Nhà nước (còn gọi là luật hiến pháp)
- Học Luật hành chính
- Học Luật tài chính
- Học Luật đất đai
- Học Luật dân sự
- Học Luật lao động
- Học Luật hôn nhân và gia đình
- Học Luật hình sự
- Học Luật tố tụng hình sự
- Học Luật tố tụng dân sự
- Học Luật kinh tế
- Học Luật quốc tế
Mỗi ngành lại có một đặc thù riêng, ngành nào cũng có cái hay cái dở, tùy thuộc vào sở thích, năng lực, điều kiện mà mỗi người đều có thể lựa chọn học luật một hoặc nhiều ngành. Không riêng ngành luật nói chung mà tất cả các ngành trên mọi lĩnh vực, một khi đã đam mê và thực sự hạ quyết tâm kiên trì, theo đuổi đến cùng khi thành công cũng chỉ là vấn đề sớm hay muộn.
Cho dù bạn không thích tất cả những công việc kể trên thì vẫn còn một cơ hội nữa cho bạn. Đó là, bạn hoàn toàn có thể tự mình kinh doanh và kiến thức luật không bao giờ thừa. Có rất nhiều sinh viên luật sau khi tốt nghiệp đã tự mình gây dựng cơ sở kinh doanh và rất tự tin với kiến thức của mình, có thể đứng vững được trên thương trường và thành đạt.