Đồ chơi độc hại ‘tấn công’ học sinh

đồ chơi độc hại

Đánh trúng tâm lí học sinh nhỏ tuổi yêu thích đồ chơi, xung quanh trường học, các cửa hàng mọc lên như nấm.

Cách trường Mầm non Linh Đàm, quận Hoàng Mai (Hà Nội) chừng 200 mét có tới 3 cửa hàng bán đồ chơi cho trẻ em với hàng trăm mặt hàng khác nhau từ súng ống, xe điện, bóng, kẹo nổ… với mức giá khá rẻ. Một mẫu mặt nạ có giá từ 15-40.000 đồng; súng nhựa bắn nước có giá 30-50.000 đồng tuỳ kích cỡ… Có nhiều phụ huynh mua các sản phẩm tại đây cho con chơi.

Đây cũng là tình trạng tại nhiều cổng trường các cấp học khác ở Hà Nội.

Đồ chơi độc hại tấn công học sinh-1

Chị Hương, chủ một cửa hàng cho biết, gia đình tận dụng tầng 1 bán đồ chơi vì nhà gần trường học. Khách hàng chủ yếu là phụ huynh, học sinh của trường. “Đa số đồ chơi trong cửa hàng nhập từ Trung Quốc mẫu mã đa dạng, giá thành rẻ và đặc biệt họ luôn có các mặt hàng mới, học sinh rất yêu thích. Mình có nhập cả đồ chơi trí tuệ, kích thích sự sáng tạo của trẻ như mô hình gỗ, que thẻ… nhưng giá thành cao, mẫu mã đơn điệu rất khó bán”, chị Hương nói.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, có 2 con ở bậc tiểu học và mầm non cho biết, đồ chơi không rõ nguồn gốc, chất lượng kém là điều khiến chị vô cùng lo lắng.

“Có lần, con đi học về mang theo kẹo nổ ăn nổ lép bép trong miệng. Hôm con lại mang về đèn hồng ngoại, chiếu cả vào mặt em nhỏ và bảo được bạn cùng lớp cho. Con còn kể, ra chơi, có bạn lẻn ra khỏi cổng trường mua súng, kiếm đồ chơi vào trường nhưng cô giáo không biết. Một số phụ huynh mỗi ngày con đi học đều cho con một khoản tiền để ăn vặt, ăn sáng và trẻ đã mua đồ chơi, ăn vặt đủ thứ màu sắc trước cổng trường không đảm an toàn”, chị Hạnh nói.

Cách đây ít ngày, một học sinh lớp 3, Trường tiểu học Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai (Hà Nội) nhặt được điếu thuốc lá điện tử đã lén mang đến trường học rủ các bạn trong lớp hút thử. Kết quả có 8 học sinh đau bụng, buồn nôn phải nhập Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.

Hiệu trưởng nhà trường bà Nguyễn Thị Bích Hạnh cho biết, sau khi sự việc xảy ra, nhà trường rút kinh nghiệm sâu sắc, tuyên truyền để phụ huynh biết, hướng dẫn con không chơi và mang các vật lạ vào trường học, gây nguy cơ ngộ độc tập thể. “Phía nhà trường cũng sẽ tăng cường giám sát học sinh trong giờ học, giờ nghỉ để đảm bảo an toàn sức khoẻ”, bà Hạnh nói.

Quản lí cách nào?

Bà Hoàng Thị Lan Hương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Chu Trinh, quận Ba Đình (Hà Nội) cho rằng, khi có thông tin về các sự việc học sinh bị ngộ độc hay vấn đề liên quan đồ chơi không đảm bảo an toàn ở các nơi khác nhà trường cũng gửi thông tin để phụ huynh biết và có biện pháp phòng ngừa đối với con.

Phía nhà trường, trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp cũng thường xuyên nhắc nhở học sinh không ăn những món chế biến có vẻ không đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như mua, sử dụng các đồ chơi không rõ nguồn gốc, có nguy cơ độc hại.

“Khâu tuyên truyền hết sức quan trọng. Đồng thời, các cơ quan quản lý cần phối hợp kiểm tra, ngăn chặn các cửa hàng bán đồ chơi độc hại gần trường học”, bà Hương nói.

Riêng các cửa hàng ngoài trường học ngành giáo dục chưa có quy định quản lý, tuy nhiên hằng năm trong văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng lưu ý các trường phối hợp với các lực lượng của chính quyền địa phương quản lý vấn đề bán hàng rong, đồ chơi không an toàn cho học sinh.

Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông Phạm Thị Lệ Hằng cho hay, hiện nay các cửa hàng đồ chơi, xe đẩy dạo bán ngoài khu vực trường học do đó các nhà trường không có quy định về “cấm” bán hay “cấm” học sinh mua.

Tuy nhiên, xác định đồ chơi độc hại bán gần cổng trường học có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ học sinh nếu các em mua và sử dụng, do đó trong các cuộc họp giao ban, hội nghị Phòng GD&ĐT thường xuyên nhắc nhở các nhà trường quán triệt học sinh không mua, đưa đồ chơi lạ đến lớp học.

Bà Hoàng Thị Thanh Hương, Trưởng phòng GD&ĐT mầm non (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết, về quản lí đồ chơi hiện nay, trong trường học Bộ GD&ĐT có hướng dẫn về tiêu chí, tiêu chuẩn các bộ đồ dùng, dụng cụ, thiết bị học tập phải đảm bảo chất lượng, rõ nguồn gốc. Ở bậc mầm non các trường căn cứ hướng dẫn để mua đồ chơi trong trường, lớp học đảm bảo an toàn.

“Ngoài ra, mỗi phụ huynh rất cần có ý thức bảo vệ con cái, không mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc, có nguy cơ gây hại cho con”,


Trường Trung cấp Công nghệ Và Kinh tế Đối ngoại: 
CS1: Số 41 Đặng Trần Côn, Quận Đống Đa, TP Hà Nội
CS2: Số 2 ngõ 786 Kim Giang,Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội

Thời gian làm việc
Thứ 2 – Thứ 7: 8h00 đến 12h00, 13h00 đến 17h00

HOTLINE : 0246 681 5422 / 0969 249 588 / 0969241466

Email: tuyensinh@cnktdn.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *