Cô giáo hỗ trợ trẻ chậm nói

TTO – Cô giáo Nguyễn Thị Kim Phượng – giáo viên dạy tiếng Anh ở Bến Tre – đã tìm hiểu, nghiên cứu về trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và nhận ra nguyên nhân không chỉ do bé mà còn ở gia đình thiếu phương pháp dạy con.

Cô giáo hỗ trợ trẻ chậm nói - Ảnh 1.

Để hỗ trợ trẻ, cô thành lập “Trung tâm Nghiên cứu và bồi dưỡng kỹ năng sống nụ cười hồng”. trung tâm do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép và trực thuộc Hội Khoa học tâm lý – giáo dục Việt Nam. Trung tâm được thành lập năm 2020 có trụ sở chính tại phường Phú Tân, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre và cơ sở khác ở các huyện của Bến Tre.

Giúp trẻ hòa nhập cộng đồng

Học hỏi kiến thức hỗ trợ trẻ chậm ngôn ngữ, cô Phượng dự các khóa học giáo dục đặc biệt ở Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, các khóa học dành cho cha mẹ ở Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM)…

“Tôi cũng tìm đến các bạn chuyên ngành tâm lý, giáo viên mầm non bày tỏ ý tưởng, nguyện vọng của mình là thành lập trung tâm hỗ trợ các trẻ chậm phát triển hòa nhập cộng đồng” – cô Phượng tâm sự.

Theo cô Phượng, mỗi trẻ đến trung tâm có khó khăn riêng. “Có bé chậm phát triển ngôn ngữ đơn thuần, có bé còn kèm theo dị tật. Trung tâm sử dụng phương pháp hỗ trợ linh hoạt, phù hợp từng đặc điểm của trẻ.

Trẻ được nhận vào trung tâm có độ tuổi từ 2-13 đã qua khám, chẩn đoán của bác sĩ ở Bệnh viện Nhi đồng 1 hoặc Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM về tai, mũi, họng để biết trẻ chậm ngôn ngữ bẩm sinh hay chậm nói khách quan.

Trường hợp nói ngọng, đớt, trung tâm có thể can thiệp hỗ trợ nhưng thời gian dài hơn. Các trẻ trước khi được nhận vào học được sàng lọc, tham vấn miễn phí” – cô Phượng kể thêm.

Ở trung tâm, trẻ chậm ngôn ngữ nặng nhất là ở các xã nông thôn. Ở các miền quê này, người chăm sóc thường là ông, bà, việc trông coi trẻ là giữ an toàn.

Trẻ thường được giữ trong cái cũi không cho ra ngoài hoặc ở trong nhà đóng kín cửa và cho trẻ xem tivi, chơi điện thoại thông minh, iPad nhiều giờ để trẻ không quậy phá, những việc này vô tình tạo khắc ấn khiến trẻ chậm nói…

Cô giáo hỗ trợ trẻ chậm nói - Ảnh 2.

Trẻ phát triển nhanh, tốt hay không còn tùy ở mức độ hợp tác của gia đình. Trong đó trung tâm chỉ 40%, gia đình 60%.

Cô Nguyễn Thị Kim Phượng

Ý nghĩa lớn lao

Theo cô Phượng, mỗi ngày nhìn trẻ tiến bộ dù chỉ nhỏ nhoi như có thể cúi đầu, có thể nhìn tương tác mắt với cô lâu hơn 1-2 giây, tất cả đều có ý nghĩa lớn lao giúp mỗi thành viên của trung tâm tiếp tục nâng cao bản thân hiểu trẻ và giúp trẻ phát triển nhanh nhất có thể.

Tuy nhiên, việc hỗ trợ trẻ phát triển nhanh, tốt hay không còn tùy ở mức độ hợp tác của gia đình, trong đó trung tâm chỉ 40%, gia đình 60%. Gia đình hợp tác tích cực, bé từ 2-4 tuổi sau 2-8 tháng có thể phát triển bình thường. Trẻ 4-6 tuổi cần đến 4-12 tháng. Trẻ càng lớn, thời gian hỗ trợ dài hơn.

Bà Nguyễn Thị Bích Trang, mẹ của bé Lê Thanh Phương (tên mẹ và bé đã thay đổi) ở huyện Châu Thành, Bến Tre, cho biết:

“Cháu gần 3 tuổi chưa biết nói, cha mẹ gọi không nghe, không nhìn người gọi, không thích chơi đồ chơi, mê xem tivi. Sáng ngủ dậy cầm tay mẹ chỉ tivi và xem miết không chịu rời. Vào trung tâm hơn ba tháng, đã nói được nhiều…”.


Trường Trung cấp Công nghệ Và Kinh tế Đối ngoại: 
CS1: Số 41 Đặng Trần Côn, Quận Đống Đa, TP Hà Nội
CS2: Số 2 ngõ 786 Kim Giang,Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội

Thời gian làm việc
Thứ 2 – Thứ 7: 8h00 đến 12h00, 13h00 đến 17h00

HOTLINE : 0246 681 5422 / 0969 249 588 / 0969241466

Email: tuyensinh@cnktdn.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *