Thị trường nhân lực ngành công nghệ thông tin cuối năm chứng kiến sự chênh lệch lớn về cung – cầu nhân lực. Do sự tăng trưởng nóng của thị trường, các doanh nghiệp chạy đua hoàn thành dự án, nên nhu cầu tuyển dụng tăng cao.
1.Nhu cầu thị trường đang rất lớn
Theo thống kê của Vietnam Report vào tháng 2/2022 trên 500 doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, công nghệ thông tin/viễn thông từ nhiều năm nay luôn là ngành có dư địa tăng trưởng rất lớn, được 67,6% số doanh nghiệp lựa chọn là ngành có tiềm năng tăng trưởng nhất trong khoảng 3 năm tiếp theo.
Thị trường ngành công nghệ thông tin những năm qua tăng trưởng nóng có thể tóm gọn những nguyên nhân sau:
- Công nghệ thông tin là ngành cơ bản, cần thiết trong tất cả ngành khác. Ứng viên dễ dàng tìm kiếm công việc phù hợp với sở thích, mong muốn, đồng thời dễ dàng tiếp cận, tìm kiếm cơ hội học hỏi ngôn ngữ, công cụ mới.
- Về mặt chất lượng, nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam đã và đang đáp ứng được yêu cầu, có trình độ đào tạo cơ bản tốt, bài bản, có chiều sâu và có thể sẵn sàng cạnh tranh với các nhân sự nước ngoài.
- Chuyển đối số là xu hướng, đóng vai trò quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, đòi hỏi nhân lực về công nghệ thông tin.
- Ở các quốc gia phát triển có nhu cầu lớn về công nghệ thông tin, lương nhân sự rất cao. Để giảm chi phí này, các doanh nghiệp tìm đến nhân sự các nước đang phát triển nhu Việt Nam.
Công nghệ thông tin đang là ngành nghề mũi nhọn, được ưu tiên phát triển, là lựa chọn trong chiến lược Việt Nam đến năm 2030.
Tuy nhiên, hiện tại, nhu cầu nhân sự công nghệ thông tin lại đang thiếu hụt. Dự báo từ năm 2022-2024, Việt Nam vẫn thiếu 150.000-195.000 lập trình viên/kỹ sư hàng năm. Khoảng cách này dự kiến còn cao cho đến năm 2024 khi nhu cầu lên tới 800.00 lập trình viên, theo Vietnam Report.
Nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin đang rất lớn
2. Hướng đi của các nhà tuyển dụng
Các nhà tuyển dụng đều ưu tiên các ứng viên đã có kinh nghiệm, 86,3% các nhà tuyển dụng có nhu cầu tuyển ứng viên 2 năm kinh nghiệm trở lên, 24,9% có nhu cầu tuyển các nhân sự mới, chưa có kinh nghiệm, theo TopDev 2022.
Người học công nghệ thông tin có thể đảm nhận rất nhiều vị trí như: Cloud architect (người tạo ra các cấu trúc & chiến lược trên Cloud), Full Stack developer (lập trình viên web toàn diện), Blockchain developer (người chịu trách nhiệm phát triển và cải tiến các ứng dụng liên quan đến blockchain), Kiểm thử phần mềm…
Đa số nhà tuyển dụng cho rằng kỹ năng giao tiếp là quan trọng nhất (63,5%), tiếp đến là kỹ năng làm việc nhóm (59,2%), tư duy phát triển (52,3%), giải quyết vấn đề (52,1%)… 36% nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên công nghệ thông tin có ngoại ngữ. Trong đó, 58,4% nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên biết tiếng Anh cơ bản, ngoài ra còn có các ngôn ngữ khác như tiếng Nhật, tiếng Hàn.
3. Ưu tiên các nhân sự được đào tạo bài bản
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp đều ưu tiên những bạn trẻ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có nền tảng sẽ dễ dàng hơn trong quá trình hòa nhập, làm việc cùng doanh nghiệp, ít phải đào tạo lại hơn.
Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông (PTIT) phối hợp với Trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế đối ngoại truyển sinh hệ Đại học từ xa, ngành Công nghệ thông tin. Với đội ngũ giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy, hệ thống đào tạo, bài giảng hiện đại, … Hàng ngàn sinh viên ra trường mỗi năm, PTIT luôn là điểm đến của những bạn trẻ yêu công nghệ.
Hiện nay PTIT đang tuyển sinh năm học 2022 với nhiều ưu đãi về học phí.
Chi tiết xem ngay tại: TẠI ĐÂY
===========================================================
Trạm tuyển sinh Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông (PTIT)