Trượt lớp 10 công lập có lẽ là kết quả không ai mong đợi, với các học sinh và phụ huynh, nhưng với tỷ lệ chọi quá cao hiện nay, đây có lẽ là hiện thực mà rất nhiều học sinh phải đối mặt. Vậy đâu là giải pháp phù hợp cho các em học sinh không may trượt lớp 10? Hãy cùng HEU tìm hiểu qua các nội dung sau:
Cần gạt bỏ áp lực “trường công”
Theo thống kê của năm 2022, tỷ lệ học sinh Hà Nội trượt lớp 10 công lập xấp xỉ 40% khi toàn thành phố có 106.609 thí sinh dư thi kỳ thi vào THPT quốc gia, tổng chỉ tiêu tuyển sinh khoảng 69.020 vào các trường công lập. Tỷ lệ chọi năm 2022 đạt 1,54, cao nhất trong vòng 7 năm trở lại đây.
Tâm lý muốn con vào trường công của các bậc phụ huynh đã đặt gánh nặng rất lớn lên vai con trẻ, cũng vì lẽ đó mà kỳ thì vào 10 luôn được đánh giá là “căng” hơn cả kỳ thi vào Đại học.
Tâm lý đó nên được thay đổi bởi hiện nay, giáo dục THPT (lớp 10,11,12) đã được nhà nước phổ cập hóa, vì vậy, còn rất nhiều con đường khác nhau để các em học sinh có thể lựa chọn nếu không may trượt lớp 10 công lập.
Việc của học sinh và các phụ huynh là có những đánh giá về năng lực của con em mình, về sở thích và điều kiện kinh tế của gia đình để có những lựa chọn phù hợp nhất.
Giải pháp cho học sinh trượt lớp 10 công lập
Dựa trên những đánh giá về năng lực học sinh, về sở thích và điều kiện kinh tế của gia đình, các gia đinh có thể tham khảo một số lựa chọn thay thế THPT công lập khác như:
1. THPT Tư thục hoặc Bán công
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, các trường THPT tư hoặc Bán công hiện nay rất đa dạng, các trường thường tổ chức các đợt xét tuyển độc lập với kỳ thi THCS, một số ngôi trường có tiếng tăm có thể kế đến như THPT Nguyễn Tất Thành, THPT Thực Nghiệm, THPT Đoàn Thị Điểm, THPT Nguyễn Siêu, THPT Lê Quý Đôn,…
Đắc điểm chung của các trường này là chất lượng giáo dục đã được khẳng định qua nhiều năm, nhưng đi kèm với đó là học phí hàng tháng không hề rẻ và chỉ tiêu tuyển sinh có giới hạn. Một số trường còn tổ chức kỳ thi riêng, nên tỷ lệ chọi vào các trường này cũng khá cao.
Thống kê số lượng học sinh dự thi lớp 10 từ năm 2016 đến nay. (ảnh Vietnamnet)
2. Các trường THPT tư có yếu tố Quốc tế
Điển hình có thể kể tên như hệ thống trường Vinschool, FPT, Archimedes Academy, Dewey School… các trường này có đầu vào tuyển sinh không quá khó, cơ sở vật chất vô cùng khang trang, hiện đại, chương trình đào tạo chú trọng bồi dưỡng sử dụng ngoại ngữ. Nếu gia định có kế hoạch cho con đi du học khi kết thúc chương trình phổ thông thì đây là những lựa chọn rất phù hợp.
3. Các trường Trung cấp, Cao đẳng đào tạo Hệ song bằng
Một lựa chọn thú vị khác dành cho học sinh tốt nghiệp THCS chính là chương trình đào tạo Hệ song bằng (bằng THPT và bằng Trung cấp/ Cao đẳng). Chương trình đào tạo Hệ song bằng không còn mới nhưng vẫn còn nhiều phụ huynh và học sinh không biết đến.
Hầu hết các trường Trung cấp/ Cao đẳng đào tạo Hệ song bằng đều không cần phải thi đầu vảo, mà chỉ xét tuyển hồ sơ dựa trên học bạ và bằng tốt nghiệp THCS. Các trường này sẽ liên kết với một trường THPT tư thục hoặc Trung tâm Giáo dục thường xuyên để đào tạo nội dung văn hóa THPT, còn trường đào tạo chương trình học nghề cho học sinh.
Về học phí, học sinh chỉ cần nộp học phí cho văn hóa THPT, với mức học phí khá rẻ, tương đương với các trường THPT quốc gia. Còn học phí học nghề, học sinh sẽ được nhà nước chi trả 100% theo Nghị định 81/2021 theo chủ trương khuyến khích, phân luồng học sinh học nghề từ cấp THPT..
Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần lưu ý, tham khảo kỹ trường Trung cấp/ Cao đẳng đó có được cấp phép đào tạo trình độ văn hóa THPT hay không, vì có một số trường chỉ được cấp Chứng chỉ văn hóa THPT chứ không phải bằng THPT – một yếu tố tiên quyết để học sinh được học tiếp lên trình độ Đại học.
Một số cái tên uy tin có thể kể đến như Trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế đối ngoại với hơn 20 năm hoạt động và phát triển, trường cũng là đơn vị tiên phong trong đào tạo Hệ song bằng tại Hà Nội. Là chiếc phao cứu sinh cuối cùng cho các học sinh trượt lớp 10 công lập những năm trước đây.
Tham khảo thông tin tuyển sinh lớp 10 năm 2023 của Trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế đối ngoại
Không phải học lực yếu mới đi học nghề
Thực tế, có khoảng 10 – 20% các em học xong THCS và có nguyện vọng không tiếp tục theo học bậc THPT mà chọn học nghề tại các trường Trung cấp, bởi trong tình hình “thừa thầy thiếu thợ” như hiện nay, việc học nghề có thể nói là con đường ngắn để sớm có việc làm, sớm có thu nhập cho bản thân, gia đình.
Theo TS Đỗ Thanh Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thị trường lao động TP.HCM, cho rằng: “Trong quá trình học Trung cấp, nếu học nghiêm túc, thực hành, thực tập đầy đủ thì cơ hội việc làm rất cao, vì quá trình các em thực tập, trường đã kết nối với doanh nghiệp trong việc tuyển dụng sau tốt nghiệp.
Học sinh cũng đừng lo ngại “bị lép vế”, vì con người có 2 kỹ năng: kỹ năng tư duy tốt thì đi theo hướng hàn lâm, nghiên cứu; kỹ năng tâm vận tốt thì phát triển theo hướng nghề nghiệp. Trong quá trình đi làm, các em vẫn còn nhiều cơ hội học liên thông CĐ, ĐH và lên cao hơn nữa, quan trọng là ý chí của mình. Doanh nghiệp cần những người làm được việc chứ không phải đánh bóng với bằng cấp.”