Những yếu tố để xây dựng thương hiệu ngành thời trang

Trong những năm gần đây các hãng thời trang nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam, nhưng dù phải đối mặt với không ít thách thức và sự cạnh tranh gay gắt, các chuyên gia nhận định rằng, thời trang Việt vẫn có thể tìm ra công thức thành công

1. Ngành thời trang trong bối cảnh hiện nay

Dệt may là một trong những ngành sản xuất chủ lực của nền kinh tế, chiếm từ 12 – 16% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Năm 2021, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, toàn ngành vẫn về đích với kim ngạch xuất khẩu hơn 39 tỷ USD kim ngạch, tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019. Thị phần xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã vượt qua Bangladesh, vươn lên vị trí thứ hai thế giới và được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá ở vị trí cao nhất trong cơ hội phục hồi năm 2022.

Các chuyên gia dự báo, tổng kim ngạch thương mại dệt may toàn cầu sẽ hồi phục hoàn toàn với khoảng trên 700 tỷ USD. Đây là cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam nối tiếp đà tăng trưởng, hướng tới mục tiêu xuất khẩu đạt trên 40 tỷ năm nay.

Tương ứng, ngành công nghiệp thời trang Việt Nam cũng ước tính tăng lên mức 68 tỷ USD/năm. Tuy nhiên thời trang nước ta vẫn còn khá manh nhún, đây cũng là mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp khai thác.

2. Thời trang nước ngoài “đổ bộ” vào Việt Nam

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, với mức tăng trưởng bình quân từ 15% đến 20%, Việt Nam đang được các hãng thời trang lớn trên thế giới đặc biệt quan tâm. Việc các hãng thời trang nước ngoài “đổ bộ” vào thị trường bán lẻ Việt Nam thời gian qua chỉ là bề nổi. Bởi trước đó, thông qua các công ty nhập khẩu phân phối như Công ty cổ phần Maison, các hãng thời trang quốc tế đã đưa nhiều thương hiệu thời trang như Christian Louboutin, Karen Millen, Max&Co, Max Mara… vào thị trường Việt Nam.

Tính đến thời điểm hiện tại, có gần 200 thương hiệu thời trang nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam, chiếm hơn 60% thị trường với đủ các phân khúc từ cao cấp đến tầm trung, bình dân. Trong đó, tiêu thụ mạnh nhất là những thương hiệu tầm trung như Giordano, Bossini…; cao cấp như CK, Mango, D&G, Gucci, Nautica…

3. Yếu tố xây dựng thương hiệu marketing thời trang

Dù vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu thời trang nước ngoài, nhưng đây cũng là cơ hội để các thương hiệu thời trang trong nước cọ sát, học hỏi. Sau đây là những yếu tố xây dựng thương hiệu để thương hiệu thời trang trong nước cạnh tranh sòng phẳng với thương hiệu thời trang nước ngoài


=======================================================================================

TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TUYỂN SINH LỚP DIGITAL MARKETING NGẮN HẠN

Chi tiết xem ngay TẠI ĐÂY 

☎ Liên hệ hotline: 0971 049 926
Facebook: HEUcollege
🏛 Địa chỉ nhận hồ sơ:
☑️Số 41 Đặng Trần Côn, Quận Đống Đa, TP Hà Nội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *