Metaverse – Lớp học ứng dụng hiện đại

metaverse

Trong tiết học metaverse, học sinh có thể tương tác với giáo viên trên mặt trăng, tới thăm một thành phố La Mã cổ đại hay luyện phát âm bằng AI.

Tháng 9 năm nay, công nghệ metaverse được EMG Education bắt đầu áp dụng tại nhiều trường học, giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và mang lại một trải nghiệm mới lạ cho học sinh. Công nghệ này cho phép học sinh tiếp cận kiến thức một cách trực quan thông qua mô hình 3D và các công cụ thực tế ảo như kính VR (Virtual Reality). Môi trường metaverse tạo ra một không gian học tập sống động, giúp học sinh có thể học kiến thức và lập tức thực hành. Ở giai đoạn đầu triển khai, học sinh sẽ được làm quen với việc học tập trong môi trường metaverse. Năm 2023, EMG sẽ tiến hành triển khai sử dụng kính VR trong lớp.

Vượt qua giới hạn về cơ sở vật chất, không gian và thời gian, trong tiết học thực tế ảo, học sinh có thể gặp và tương tác với giáo viên ở bất kỳ địa điểm và thời gian nào phù hợp với nội dung bài giảng. Đó có thể là ngoài vũ trụ, trên mặt trăng hay cùng dạo quanh một thành phố La Mã cổ đại. Học sinh có thể thực hiện các bài thí nghiệm với dụng cụ đắt tiền hay các chất hóa học hiếm khi được sử dụng trong lớp truyền thống, hay có thể đi sâu vào bên trong mô hình trực quan cơ thể người trong một tiết học về giải phẫu để khám phá các bộ phận bên trong cơ thể.

Giáo viên và học sinh được thể hiện qua nhân vật kỹ thuật số (avatar) đang tham gia lớp học metaverse. Ảnh: EMG

Giáo viên và học sinh được thể hiện qua nhân vật kỹ thuật số (avatar) đang tham gia lớp học. Ảnh: EMG

Việc học trở nên thú vị hơn nhờ những hoạt động trong lớp sinh động kết hợp với những trò chơi ôn tập thú vị sau giờ học, như trò chơi Didi Adventure giúp học sinh luyện tập và nâng cao khả năng phát âm tiếng Anh với sự trợ giúp của AI. Ngoài hình ảnh sinh động, khung nội dung và từ vựng bám sát chương trình học tập hàng ngày, giúp trải nghiệm học tập trở nên hấp dẫn, “vừa học vừa chơi”, qua đó các em được làm chủ quá trình học.

Ngoài ra, học sinh chương trình tiếng Anh tích hợp được sử dụng hệ thống học liệu trực tuyến EMG Learning Management System (EMG LMS) với kho nội dung phong phú, đa dạng, có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi. Chương trình thiết kế phù hợp với lứa tuổi để các em ôn tập nội dung đã học trong tuần cũng như tìm hiểu trước về những bài giảng tiếp theo.

Qua mỗi buổi học, giáo viên có thể tổng hợp kết quả của từng học sinh trên hệ thống để làm căn cứ đánh giá và điều chỉnh kế hoạch giảng dạy. Mô hình LMS còn hỗ trợ giáo viên tạo đề, quản lý và chấm thi một cách tự động, nhanh chóng, đảm bảo tính công bằng, minh bạch.

Học sinh tìm hiểu cấu trúc phân tử của các nguyên tố hóa học trong môi trường 3D. Ảnh: EMG

Học sinh tìm hiểu cấu trúc phân tử của các nguyên tố hóa học trong môi trường 3D. Ảnh: EMG

Trải nghiệm học tập trong môi trường số với công nghệ hiện đại từ sớm sẽ giúp học sinh hình thành thói quen và tư duy về phương pháp sử dụng công nghệ. Thông qua các giờ học metaverse, học sinh sẽ dần xây dựng thói quen học tập chủ động thông qua “phiên bản kỹ thuật số” của chính mình trong môi trường thế giới số.

Theo thầy Nguyễn Công Phúc Khánh, Phó hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, nhà trường vẫn duy trì hệ thống LMS trên nền tảng e-learning như một phần giúp học sinh có kỹ năng số, hỗ trợ các em quen dần và thích nghi với môi trường học tập đa dạng. Đây là kỹ năng quan trọng giúp các em bước vào thị trường nghề nghiệp đa dạng và số hóa sắp tới.

Đối với chương trình tiếng Anh tích hợp khi triển khai công nghệ metaverse, giáo viên truyền tải kiến thức cho học sinh trong không gian 3D mà không cần có mặt trực tiếp tại lớp. Quan trọng hơn, ứng dụng này cho phép nghiên cứu kiến thức một cách trực quan, có tính tự chủ trong học tập cũng như kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu ngay trong tiết học.

Thầy Nguyễn Minh, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1, TP HCM) cho biết: “Chương trình metaverse có một số mô hình thí nghiệm, mô hình ảo giúp học sinh tiệm cận hơn với các hoạt động phòng thí nghiệm ảo. Đây là một trong những phương pháp giáo dục hiện đại mà các nước phát triển đang sử dụng”.

Trong giờ học metaverse, học sinh có nhiều hoạt động tương tác cùng giáo viên. Ảnh: EMG

Trong giờ học metaverse, học sinh có nhiều hoạt động tương tác cùng giáo viên. Ảnh: EMG

“Khi triển khai lớp học theo phương pháp giảng dạy mới, chúng tôi không bị bó buộc bởi những giới hạn vật lý trong lớp học truyền thống. Giờ học metaverse luôn mang lại những thay đổi, trải nghiệm mới và sự hứng thú cho học sinh”, ông James Moran, Giám đốc học vụ EMG Education nhấn mạnh.

Năm học 2022-2023 là lần đầu tiên EMG Education ứng dụng công nghệ metaverse trong giảng dạy. Đơn vị hướng tới mục tiêu kép: nâng cao năng lực khoa học của học sinh theo chuẩn quốc tế với định hướng giáo dục STEM cho các cấp, chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ tham gia vào thế giới số.

Trước đó, EMG Education đưa ra nhiều giải pháp chuyển đổi số để ứng dụng công nghệ trong giảng dạy. Ví dụ, mô hình dạy trực tuyến Virtual Classroom với bộ công cụ hoàn chỉnh để tổ chức giảng dạy hiệu quả trong giai đoạn Covid-19.


Trường Trung cấp Công nghệ Và Kinh tế Đối ngoại: 
CS1: Số 41 Đặng Trần Côn, Quận Đống Đa, TP Hà Nội
CS2: Số 2 ngõ 786 Kim Giang,Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội

Thời gian làm việc
Thứ 2 – Thứ 7: 8h00 đến 12h00, 13h00 đến 17h00

HOTLINE : 0246 681 5422 / 0969 249 588 / 0969241466

Email: tuyensinh@cnktdn.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *