Thời đại công nghệ số 4.0 đã làm thay đổi thói quen và hành vi mua hàng của người tiêu dùng, các doanh nghiệp cũng buộc phải thay đổi để tiếp cận tốt hơn tới các khách hàng tiềm năng, và đó chính là khi Digital marketing ra đời. Lĩnh vực này không còn quá mới nhưng vẫn vô cùng khan hiếm nguồn nhân lực được đào tạo bài bản. Để hiểu rõ hơn về Digital marketing là gì? Học xong sẽ làm gì? Hãy tham khảo bài viết của HEU sau đây.
Digital Marketing là gì?
“Digital marketing, hay marketing điện tử, là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet” – Philips Kotler.
“Marketing điện tử (Digital Marketing): bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua internet và các phương tiện điện tử” – Theo Joel Reedy.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về Digital Marketing, nhưng có thể hiểu nôm na Digital Marketing là các hoạt động quảng bá bằng phương tiện kỹ thuật số cho sản phẩm/ thương hiệu nhằm tác động đến nhận thức khách hàng, kích thích hành vi mua hàng của họ.
Lợi ích của ứng dụng Digital Marketing
Digital Marketing đang trở thành một bộ phận không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp, nhờ sự phát triển của công nghệ mà Digital Marketing đã mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, có thể kể đến như
1. Tính tiện lợi:
Nhờ các công cụ của Digital marketing mà khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm của doanh nghiệp chỉ nhờ vào vài cú click chuột, còn doanh nghiệp cũng dể dàng tiếp cận và chào bán các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của những khách hàng tiềm năng của họ. Khách hàng có thể tìm kiếm, đặt hàng, xem đánh giá review, bàn luận về sản phẩm một cách vô cùng dễ dàng.
Bên cạnh đó, Digital Marketing giúp các thông tin trên website, email hay các kênh mạng xã hội của doanh nghiệp được truyền đi một cách nhanh chóng.
2. Dễ dàng tiếp cận khách hàng trên phạm vi rộng lớn:
Từ một chiến dịch tiếp thị, doanh nghiệp có thể dễ dang tiếp cận khách hàng mục tiêu ở bất kỳ đâu, không bị giới hạn về địa lý, và mặc dù không có cửa hàng trực tiếp ở nơi đó nhưng doanh nghiệp vẫn có thể bán hàng nhờ vào nhu cầu của khách hàng nơi đó. Điều này đến từ ứng dụng của Big data, dữ liệu của người dùng, hay hồ sơ khách hàng được thu thập bởi các nền tảng quảng cáo trực tuyến (Facebook, Google,…).
Thông qua hành vi người dùng khi truy cập internet, các marketer có thể dễ dàng nắm bắt nhu cầu và đưa được thông tin đến chính xác với khách hàng tiềm năng.
3. Dễ dàng đo lường và đánh giá
Với các công cụ phân tích kỹ thuật số, doanh nghiệp có thể dễ dàng đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quáng cáo như mức độ quan tâm của nhóm khách hàng tiềm năng với một mẫu quảng cáo nào đó, số lượt người tìm kiếm, truy cập website của doanh nghiệp với những từ khóa cụ thể qua công cụ tìm kiếm,… Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh linh hoạt các chiến dịch Digital Marketing sao cho phù hợp với ngân sách và mục tiêu cụ thể được đặt ra. Việc đo lường hiệu quả kinh doanh, tính toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận trên mỗi sản phẩm đơn giản và hiệu quả hơn là ưu điểm mà Marketing truyền thống chưa làm được.
4. Chi phí ban đầu thấp
So với Marketing truyền thống qua TVC, báo đài, truyền hình…cần nguồn ngân sách lớn thì chi phí cho Digital Marketing thấp hơn nhiều. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tự lựa chọn số ngân sách chi dùng cho chiến dịch, thời gian triển khai, khoanh vùng đối tượng khách hàng….theo mục đích của chiến dịch.
5. Dễ dàng nâng tầm nhận diện thương hiệu
Trong thời đại công nghệ số, việc phủ sóng nhận diện thương hiệu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Với Digital Marketing, doanh nghiệp có thể nhắm chọn những đối tượng để quảng cáo, dựa trên nền tảng dữ liệu đã có sẵn về khách hàng, hệ thống thông tin người dùng,… từ đó, doanh nghiệp có thể truyền tải thông tin đến nhóm khách hàng mục tiêu phù hợp. Qua đó, xây dựng tệp khách hàng tiềm năng để chăm sóc và có các sản phẩm truyền thông phù hợp.
Các công cụ thường dùng trong Digital Marketing
- Website/landing page/blog…: Nơi đăng tải các thông tin chi tiết về dịch vụ, sản phẩm, thương hiệu để khách hàng tham khảo.
- Content (nội dung): Yếu tố tiên quyết trong tiếp thị trực tuyến tới khách hàng
- SEO (Search engine optimization): Nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm.
- SEM (Search Engine Marketing): Các công cụ quảng cáo trực tuyến.
- Email Marketing: Tiếp cận khách hàng tiềm năng qua email.
- Online PR: Quảng bá thương hiệu trên thị trường số.
- Quảng cáo banner online: Mua banner quảng cáo trên các trang báo điện tử, các diễn đàn nhiều người truy cập…
- Social Media Marketing: Tiếp cận khách hàng trên nền tảng mạng xã hội.
- Mobile Marketing: Chiến lược Marketing trên điện thoại (gửi tin nhắn, ứng dụng điện thoại…)
- Web analytics: Phân tích chỉ số website của doanh nghiệp (độ mạnh, tin cậy, tốc độ truy cập….)
Học Digital Marketing ra làm gì?
Hiện nay các doanh nghiệp không ngần ngại chi tiền cho các kênh Markeing online nên sự phát triển mạnh mẽ của Digital Marketing là điều tất yếu, nhưng ngành này vẫn vô cùng khan hiếm nguồn nhân lực được đào tạo bài bản. Vậy, học viên đã được đào tạo có chứng chỉ Digital Marketing sẽ có những cơ hội việc làm như thế nào?
- Chuyên viên truyền thông tại các công ty quảng cáo (Advertising agency);
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường;
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng;
- Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu tại các công ty truyền thông (Media agency);
Để tìm hiểu khóa học Digital Marketing cho người mới bắt đầu tại HEU, vui lòng truy cập website chính thức hoặc Đăng ký tư vấn tại đây