Năm nay, cả nước có hơn 941.000 thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học, tuy nhiên hơn 320.000 thí sinh không nhập nguyện vọng. Dư luận đặt ra rất nhiều câu hỏi, liệu 320.000 em học sinh không xét tuyển Đại học này đi đâu?
1. Số liệu gây tranh cãi
Tối 23/8, Bộ GD&ĐT cho biết trong thời gian mở lại hệ thống hỗ trợ thí sinh đăng ký nguyện vọng (từ ngày 22/8 đến 17h ngày 23/8), đã có thêm gần 4.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng và khoảng 75.000 em điều chỉnh nguyện vọng.
Trước đó, thống kê đến thời điểm 17h ngày 20/8 cho thấy có 616.522 thí sinh nhập nguyện vọng trên tổng số 941.759 thí sinh đăng ký xét tuyển trước khi thi tốt nghiệp THPT, có trên 325.000 thí sinh không nhập nguyện vọng lên hệ thống (chiếm 34,6% trên tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển).
Như vậy sau khi đã bổ sung số liệu mới nhất, vẫn còn trên 320.000 thí sinh không nhập nguyện vọng.
Có rất nhiều tranh luận về số lượng trên, nhiều chuyên gia cho rằng đây là bước tiến khi các em đã biết rõ sức học của mình, và có những hướng đi phù hợp với bản thân, nhưng cũng có ý kiến trái chiều xem đây là bước thụt lùi của giáo dục.
2. Đi tìm nguyên nhân
Nhiều nhà giáo khẳng định đây là tín hiệu đáng mừng khi chúng ta đang “thừa thầy, thiếu thợ”, mà các em đã định hướng rõ ràng cho tương lai của mình, không chạy theo hư danh, bằng cấp,…
Học phí tăng cao cũng là nguyên nhân khiến nhiều em và gia đình cân nhắc, khi mà tự chủ đại học đã trở thành yêu cầu bắt buộc, khiến cho học phí và các chi phí học tập thành gánh nặng với nhiều sinh viên.
Theo những cuộc khảo sát không chính thức, nhiều bạn đã chuyển hướng sang học nghề hoặc các hình thức đào tạo vừa học vừa làm, để sớm có thể tự lập.
3. Đại học không phải con đường duy nhất
Trong một thời gian dài xã hội chúng ta trọng bằng cấp, khuyên con cháu nên cố theo học những trường lớn để làm “mát mặt” dòng họ và ra trường làm “ông nọ bà kia” nhưng định kiến ấy đang dần thay đổi, các em trong xã hội mới đã thực tế hơn, biết khả năng của bản thân và tự định hướng cho tương lai của mình.
Cử nhân Đại học giấu bằng đi làm công nhân là thực trạng rất đau lòng
Hiện nay tỉ lệ sinh viên có bằng Đại học lại phải “Giấu bằng” để xin vào làm việc tại các khu công nghiệp chiếm tỉ lệ không nhỏ, đây là thực trạng hết sức đau lòng và cần có lời giải đáp.
Nên nhìn chung hiện nay các em học sinh đã có xu hướng thực tế hơn, có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp, việc làm của bản thân ngay từ cấp trung học cơ sở.
Tuy nhiều ý kiến khác nhau nhưng các chuyên gia đều nhất trí, chỉ cần các em chăm chỉ, chịu khó, không ngừng học hỏi sẽ dẫn tới thành công.
=====================================================
TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TỰ HÀO TIÊN PHONG TRONG HỆ ĐÀO TẠO SONG BẰNG (BẰNG THPT VÀ BẰNG TRUNG CẤP CHÍNH QUY) DÀNH CHO HỌC SINH TỐT NGHIỆP THCS.
- KHÔNG THI TUYỂN ĐẦU VÀO
- HỌC SINH ĐƯỢC TRỢ CẤP PHÍ HỌC NGHỀ
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY TẠI ĐÂY
– Địa chỉ: 41 Đặng Trần Côn, P. Quốc Tử Giám, Q. Đống Đa, Hà Nội
– Tổng đài tuyển sinh: 0969 249 588/ 0966 241 466
– Facebook: www.facebook.com/heucollege